LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI?

Dịch tả heo Châu Phi đang có nhiều diễn biến phức tạp ở một số nước trên thế giới, mặc dù chưa xuất hiện ở Việt Nam xong người chăn nuôi cần phải quan tâm và tìm hiểu về căn bệnh này.

Chúng tôi xin gửi đến người chăn nuôi những thông tin về sự nguy hiểm của bệnh dịch tả heo Châu Phi cũng như cách phòng tránh hiệu quả cao

1.Dịch tả lợn Châu Phi là gì?

Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là bệnh xuất huyết truyền nhiễm trên heo, heo rừng, lợn rừng hoang dã ở Châu Âu và Mỹ. Bệnh có thể lây nhiễm trên heo mọi lứa tuổi.

Dịch tả lợn Châu Phi đặc trưng bởi tình trạng heo sốt cao, giảm ăn, xuất huyết trên da và các cơ quan nội tạng, trung bình chết trong 2-10 ngày. Tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.

Bệnh do virus Asfarviridae gây ra

Bệnh được Tổ chức dịch tễ thế giới (0IE) liệt kê trong danh sách các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới.

 

2.Bệnh được tìm thấy ở đâu?

Bệnh ASF thường lưu hành và phổ biến ở các quốc gia Châu Phi gần sa mạc Sahara. Tại Châu Âu, bệnh chỉ lưu hành ở Sardinia (Ý). Các ổ dịch nổ ra bên ngoài Châu Phi bao gồm ổ dịch tại Georgia năm 2007, và một vài quốc gia ở Caribbean

3.ASF truyền lây như thế nào?

Lợn rừng có thể trở thành nguồn lưu trữ virus mà không có bất kỳ một biểu hiện nào của bệnh. Loài ve mềm Ornithodoros moubata là vector trung gian truyền bệnh. Ve sẽ hút virus khi hút máu trên heo rừng bị bệnh và truyền cho động vật thụ cảm. Virus được tìm thấy trong tất cả dịch và mô bào của cơ thể trên lợn nội địa bị nhiễm

Lợn sẽ bị nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh hoặc ăn thức ăn được chế biến từ thức ăn thừa có chứa thịt heo hoặc các sản phẩm từ heo chưa qua xử lý. Tất cả các quy trình chế biến không làm vô hoạt được virus dịch tả lợn Châu Phi.

Các loài côn trùng hút máu và ve, dụng cụ chăn nuôi hoặc quần áo bị nhiễm virus cũng có thể truyền lây bệnh sang động vật thụ cảm.

4.Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cộng đồng?

Dịch tả heo Châu Phi không phải là mối nguy hại đến sức khỏe của con người.

5.Triệu chứng của bệnh Dịch tả heo Châu Phi là gì?

Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bệnh tích sẽ thay đổi tùy thuộc vào độc lực của virus.

Trường hợp bệnh cấp tính đặc trưng bởi:

  • Sốt rất cao (41-42 độ C)
  • Trung bình chết trong 2-10 ngày
  • Tỷ lệ chết có thể lên đến 100%
  • Các mảng xuất huyết đỏ trên da ở vùng tai, bụng và chân

  • Suy hô hấp
  • Nôn
  • Ộc máu từ mũi, hậu môn và có thể bị tiêu chảy
  • Sảy thai có thể quan sát thấy được đầu tiên trong ổ dịch

Virus có độc lực trung bình có thể gây ra có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, tỷ lệ chết từ 30-70%. Bệnh ở thể mạn tính bao gồm các triệu chứng:

  • Giảm cân
  • Sốt từng cơn
  • Rối loạn hô hấp
  • Các mảng hoại tử hình cúc áo trên da
  • Viêm khớp

   6. Chẩn đoán bệnh Dịch tả heo châu phi như thế nào?

Bệnh có thể được chẩn đoán ban đầu dựa trên triệu chứng lâm sàng và để chắc chắn cần phải làm các xét nghiệm được chỉ định trong phòng thí nghiệm, đặc biệt là để phân biệt Dịch tả heo Châu Phi và dịch tả heo cổ điển (dựa trên các quy định và nghiên cứu của tổ chức Dịch tễ thế giới OIE)

 7. Làm thế nào để phòng và kiểm soát bệnh hiệu quả?

Đến nay không có bất kỳ biện pháp điều trị và vaccine để phòng bệnh Dịch tả heo Châu Phi

Hiệu quả của việc phòng bệnh trên quốc gia chưa xảy ra bệnh phụ thuộc vào độ nghiêm ngặt của chính sách nhập khẩu, đảm bảo chắc chắn rằng không nhập lợn sống bị nhiễm bệnh và các sản phẩm phụ từ lợn bị nhiễm bệnh. Điều này bao gồm cả việc loại thải đúng cách thức ăn thừa từ máy bay, tàu hoặc xe đến từ các nước có bệnh lưu hành.

Ở vùng lưu hành bệnh, rất khó để loại trừ nguồn chứa virus tự nhiên từ lợn rừng, tuy nhiên, việc kiểm soát ve mềm, động vật hút máu cũng rất quan trọng trong công tác phòng bệnh. Phải đảm bảo chắc chắn rằng không cho heo ăn các thức ăn từ thịt lợn rừng hoặc các phụ phẩm từ động vật nhiễm bệnh.

Tất cả các chương trình loại bỏ bệnh thành công đều bao gồm: chẩn đoán nhanh, giết mổ, loại thải tất cả động vật trong khu vực bị nhiễm bệnh, vệ sinh, sát trùng triệt để, kiểm soát xuất nhập động vật và các hoạt động liên quan.

8. Công tác phun sát trùng định kỳ

Đảm bảo phun sát trùng thường xuyên ngay cả khi không xảy ra bệnh: 2-3 lần/tuần.

Thời điểm phun: phun vào lúc khô, nóng nhất trong ngày (thường vào buổi trưa)

Định kỳ luân chuyển các loại thuốc sát trùng khác nhau để tăng phổ sát khuẩn.

Nguồn: OIE và http://www.cfsph.iastate.edu/